Đây là câu hỏi Kênh Tin Học nhận được qua email hỗ trợ, về vấn đề PC gaming đang chơi thì bị đơ, chớp chớp và sọc dưa màn hình.
[Hỏi đáp] PC Gaming đang chơi thì bị đơ, chớp, sọc dưa màn hình
CÂU HỎI:
Cứu PC em với anh. PC em cấu hình I3 12400f, H610K, Ram 16, Nvme 500Gb, SSD 260GB, PSU 450W, VGA 6600XT. Mà em chơi Dota2, WoT thỉnh thoảng bị đơ tầm 1s và em tải giả lập Bluestack thì nó chớp phát sọc dưa màn hình luôn. Em hoảng quá tắt máy mở lại thì nó cũng vậy, trước đây nó cũng bị vậy nhiều lần rồi cài win lại mới hết. Anh giúp em với ạ.
▪ Dota2
▪ World of Tanks (WoT)
▪ Giả lập Bluestack
Thỉnh thoảng bị đơ, chớp chớp, sọc dưa màn hình
Nhìn vào cấu hình trên thì nguyên nhân là do nguồn quá yếu, 450W không gánh nổi cấu hình này. Vào những thời điểm game load nặng, CPU và card đồ họa phải xử lý nhiều thì nó sẽ ăn rất nhiều điện, nguồn không cung cấp đủ nên nó bị chập chờn, nhấp nháy.
Bạn nên xài nguồn từ 650W trở lên. Bạn nên nâng cấp nguồn càng sớm càng tốt, vì tình trạng sọc này dễ chết card VGA lắm.
Thêm nữa, máy bị treo hoặc tắt ngang thì rất dễ lỗi Windows vì vậy sau khi nâng cấp xong xuôi hết thì nhớ cài lại Win một lần chữa cho ngon lành.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy gửi ở phần bình luận bên dưới hoặc gửi về email hotro@kenhtinhoc.vn nhé!
Danh sách này được xếp hạng dựa theo điểm đồ họa 3DMark, dành cho cả máy tính bàn (PC / desktop) và máy tính xách tay (laptop). Danh sách này được cập nhật liên tục khi có bất cứ thông tin mới.
Nên dùng card AMD hay NVIDIA để build PC gaming? Trong khi cả hai đều là những hãng lớn, hãy xét về hiệu năng thuần, công nghệ và giá bán.
AMD hay NVIDIA? Nên chọn card nào để build PC Gaming?
Nhiều người cho rằng card RTX của NVIDIA tốt hơn nên nó mới phổ biến hơn. Người khác thì cho rằng card RX của AMD tốt hơn do có giá nhỉnh hơn trong khi hiệu năng tương đương NVIDIA. Vậy liệu điều đó đã chính xác chưa, card nào mới thật sự tối ưu cho PC gaming cũng như có thể nâng cao trải nghiệm chơi game?
Bài viết này mình sẽ bóc tách từng yếu tố, những điểm khác biệt chính giữ card đồ họa đến từ hai thương hiệu này. Hãy đọc hết bài viết, bạn sẽ biết cách chọn card đồ họa phù hợp với nhu cầu và với giá hợp lý nhất.
1. Hiệu năng thuần ngang nhau, nhưng NVIDIA nhiều công nghệ hơn
Cả AMD và NVIDIA đều có những dòng card vô cùng mạnh mẽ và không kém cạnh gì nhau. Ở thời điểm mình viết bài này thì NVIDIA có card GeForce RTX 4090 và AMD thì có card Radeon RX 7900 XTX, cả hai đều rất mạnh mẽ.
Ngoài ra, cả hai hãng này cũng có những dòng card thấp hơn ở đủ các phân khúc, bạn có thể xem ở bảng xếp hạng card đồ họa.
Card NVIDIA có hiệu năng tổng thể nhỉnh hơn card AMD nhờ một số công nghệ như DLSS và Ray Tracing.
Cân nhắc về hiệu năng, công nghệ của card AMD và NVIDIA
– Hiệu năng thuần: Đánh giá hiệu năng thuần dựa trên các thông số kỹ thuật của GPU như nhân xử lý CUDA, bộ nhớ cache, dung lượng VRAM,… thì các cặp card đối trọng nhau của AMD và NVIDIA sẽ có hiệu năng ngang ngửa nhau thôi.
– Công nghệ: Tuy nhiên, khi xét về công nghệ trên card thì NVIDIA được trang bị nhiều công nghệ hơn như là DLSS và Ray Tracing. Còn card AMD thì ít công nghệ hơn.
2. Hiệu năng khi chơi game khác nhau tùy theo thể loại
Mặc dù card NVIDIA được trang bị nhiều công nghệ hơn nhưng phải xem các game mà bạn chơi có cần các công nghệ tích hợp đó hay không?
– Nếu bạn chơi các game eSport như: LOL, CSGO, PUBG, Dota 2, FIFA Online 4,… thì vấn đề công nghệ trên card không quan trọng, vì các game này không có hỗ trợ cũng như không cần công nghệ gì cả. Trường hợp này NVIDIA hay AMD đều được, cái nào rẻ thì mua.
– Nhưng nếu bạn chơi các game AAA như: Black Myth Wukong, Red Dead Redemption 2, God of War, Elden Ring,… thì các công nghệ như DLSS và Ray Tracing là yếu tố tạo nên sự khác biệt rất lớn. Trong trường hợp này chọn card NVIDIA là tốt nhất.
Hiệu năng chơi game của card VGA AMD và NVIDIA sẽ khác nhau tùy theo loại game
Các dòng máy chơi game console như PlayStation, Xbox hiện nay thường sử dụng card đồ họa của AMD.
3. Giá bán: AMD rẻ hơn
Card của AMD thường có giá bán thấp hơn NVIDIA, có những thời điểm thấp hơn rất nhiều, nên cũng khá là hấp dẫn.
Đưa lên bàn cân: Nên dùng card AMD hay NVIDIA?
Như vậy, dựa theo những điểm khác biệt chính giữa card AMD và NVIDIA, có thể lần lượt xem xét:
1. Đầu tiên là nhu cầu. Tức là game mà bạn chơi có cần công nghệ gì không hay chỉ cần hiệu năng thuần (mạnh là được)?
2. Nếu đòi hỏi phải có công nghệ thì chọn NVIDIA. Nếu chỉ cần hiệu năng thuần thì mua card có giá rẻ hơn.
Logo card VGA AMD và NVIDIA
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về card đồ họa dành cho game hoặc pc gaming, hãy để lại phản hồi ở phần bình luận bên dưới nhé.
Tiến hàng tháo máy kiểm tra, quan sát main không có dấu hiệu gì bất thường
Khi máy không bật được kiểm tra thấy đã có nguồn đầu vào 19v, có nguồn 3v5v, nguồn ram ở cuộn dây L6200 là 0V (nguồn ram phải 1.5V mới đúng) vì vậy máy mất nguồn ram dẫn đến tình trạng bị đứng dòng ở 0.3A lúc bật được lúc không.
Kiểm tra điều kiện hoạt động của ic dao động TPS51216, đo lệnh EN_0V75 có 0.75V hoạt động bình thường.
Lệnh SLP_S4#_3R điện áp bị sụt còn 1.5V (bình thường là 3.3V), nghi ngờ các nguồn phía sau lệnh SLP_S4#_3R bị chạm dẫn đến bị sụt áp.
Tiến hàng tách ly các khối nguồn có lệnh SLP_S4#_3R này, khi tách ly IC nguồn USB TPS2540A thì lệnh SLP_S4#_3R đã có 3.3V
Thay IC nguồn USB TPS2540A máy hoạt động bình thường, không còn tình trạng lúc bật được lúc không nữa.
Nếu không có IC TPS2540A ta có thể bỏ IC nối tắt các chân với nhau nhưng USB sẽ thành chuẩn 2.0
Nhận máy Dell 3421 trong tình trạng không bận được nguồn.
Tháo máy quan sát main thấy không sạch đẹp, không ẩm mốc, không có dấu hiệu gì bất thường.
Tiến hành đo đã có nguồn 19V ( Chân G của mosfet PU4002 là 1.7V < chân S 19v , như vậy máy đã có nguồn 19v nuôi máy.
Kiểm tra tiếp nguồn 3v5v thấy không có nguồn 3v5v.
Kiểm tra IO U2701A cũng không có nguồn nuôi.
Tiếp theo kiểm tra điều kiện mở nguồn nuôi IO thì thấy AC_IN# điện áp ở mức cao, ACOK# điện áp ở mức cao là sai (thường các lệnh có ký hiệu # đằng sau phải ở mức thấp)
Kiểm tra ACDET điện áp 2.6V đúng với điều kiện của IC BQ24727
Kiểm tra chân VCC của ic sạc BQ24727 (chân 20) có điệp áp 0V , điện áp ở chân VCC này là 19V mới đúng, kiểm tra ngược lại điện trở PR4008 thấy bình thường, kiểm tra tụ PC4010 thấy bị chập dẫn đến mất áp nuôi ic sạc -> Sai ACIN không mở nguồn nuôi IO -> mất nguồn 3v5v -> Không kích được nguồn.
Thay tụ lọc nguồn ic sạc máy đã có nguồn 3v5v, đã kích được nguồn, máy lên màn bình thường.
Nhận máy trong tình trạng không bật được nguồn, đồng hồ dòng ở 0.01A.
Tháo máy kiểm tra nguồn đầu vào thường dòng ở 0.01A chưa mở nguồn đầu vào.
Kiểm tra mosfet thuận PQ301 thấy điện áp chân D có 19v, điện áp chân S có 19V, điện áp chân G có 19V -> như vậy mosfet này chưa mở bão hòa, nguồn 19v chưa vào main để nuôi máy (vì PQ301 là mosfet thuận điện áp chân G phải nhỏ hơn chân S).
Tiếp theo đi tìm điều kiện chân G của PQ301, muốn điện ấp chân G nhỏ hơn chân S thì PQ307B phải mở để tạo thành cầu chia áp -> muốn PQ307B mở thì PACIN phải ở mức cao.
PACIN được sinh ra từ BQ24737VDD, BQ24737VDD được sinh ra từ chân 16 REGN của IC sạc BQ24737.
Kiểm tra tiếp điều kiện hoạt động của IC sạc BQ24737 thì thấy chân ACP và ACN đã có 19V, chân ACDET đã có 2.5V, chân 16 REGN không có điện áp.
IC BQ24737 khi chân ACP, ACN đã có 19V, ACDET đã có 2.5V thì mạch ổn áp tuyến tính sẽ tự tạo ra 6V ở chân REGN -> vậy IC không có điện áp ở REGN kết luận IC lỗi -> Thay IC BQ24737 khác cấp nguồn vào máy đồng hồ dòng đã hiển thị 0.03A, kiểm tra lại mosfet PQ301 và PQ302 đo chân G đã có 8.1V -> mosfet đã mở bão hòa, đã có nguồn đầu vào
Bật nguồn đồng hồ dòng hiển thị 0.4A máy đã lên màn.
Nhận máy laptop Acer V3-471 trong tình trạng không bật được nguồn, máy ăn dòng 0.128A.
Đầu tiên kiểm tra nguồn đầu vào 19V thấy không có vấn đề gì, kiểm tra tiếp nguồn 3V/5V vẫn tốt. Nguồn 3V/5V thứ cấp mở qua mosfet U22, U21 bình thường, các nguồn thứ cấp vẫn tốt. Kiểm tra đến nguồn CPU thì thấy không có điện áp vào.
Tiếp theo kiểm tra đến nguồn 1.5V ->1.5VS qua mosfet U12 thì không thấy mở. Kiểm tra chân G của mosfet U12 thì không có điện áp, kiểm tra lệnh ACIN bình thường, 3VSUSP=0V bình thường. Nguồn +VSB=19V ở chân 2 trở R269 bị mất.
Vậy nguyên nhân máy mất nguồn là do bị đứt mạch ngầm làm mất điện áp 19V cấp vào trở R269. Sau khi xác định được nguyên nhân tiến hành xử lý bằng cách dùng dây đồng câu nguồn 19V vào trở R269.
Cấp nguồn kiểm tra lại mosfet U12 đã mở đã có nguồn 1.5VS, kích nguồn máy lên hình bình thường.
Nhận máy trong tình trạng không bật được nguồn, khi cấp dòng thì máy ăn dòng 0.03A.
Tháo máy kiểm tra máy đã có nguồn đầu vào 19v, không có nguồn 3v5v.
Kiểm tra trở kháng các nguồn đều tốt chỉ có trở kháng nguồn 5v ở cuộn dây PL5 thấp có hiện tượng chạm chập, trở kháng nguồn 3v bình thường.
Tiến hàng cấp nguồn vào máy phát hiện IC nguồn 3v5v RT8206B bị nóng, do khối nguồn 5v bị chập nên mất nguồn 3v5v.
Kiểm tra IC RT8206B nguồn 3v5v, đầu tiên cần kiểm tra điện áp chân VIN=19V, ONLDO=3V là điện áp cấp nguồn nuôi cho IC RT8206B, khi IC có nguồn nuôi thì nó tự tạo ta LDO=5v và REF=1.9v (đây là khối nguồn ổn áp tuyến tính).
Đặc điểm của khối nguồn ổn áp tuyến tính này là dòng ra chỉ khoảng 100mA đến 250mA và không có mạch bảo vệ quá tải, quá áp. Chính đặc điểm này mà có thể giải thích được tạo sao nguồn IC 3v5v trong laptop hay bị nóng.
Vì nó không được bảo vệ khi quá tải giới hạn của nó nên khi có sự chạm chập nhẹ tại các phần tử kết nối vào các chân nguồn tuyến tính như lỗi I/O, IC lỗi, chíp hư, tụ rỉ, chập nguồn cấp sau…đều có thể dẫn đến quá dòng chịu đựng của các khối nguồn này nên ic nguồn sẽ nóng hơn mức bình thường.
Việc quá tải này hoàn toàn không được bảo vệ như những khối nguồn xung, IC cứ thế làm việc trong tình trạng quá tải nên phát nóng là đương nhiên. Đó là nguyên nhân chính thường gặp nhất, hầu hết IC còn nóng là IC chưa lỗi, khi sửa hết chạm chập liên qua thì IC sẽ hoạt động bình thường.
Tiếp tục cấp nguồn kiểm tra thấy nóng thêm IC PU9 cấp điện áp 1.05VTT cho CPU và PCH.
Kiểm tra nguồn +5VPCU cấp cho IC PU9 bị sụt áp. Điện áp +5VPCU được lấy từ nguồn 5V IC 3V/5V đi nuôi cho hầu hết các IC nguồn cấp sau như CPU, RAM, PCH….
Tiến hàng cấp nguồn 3V vào thấy nóng tụ PC176, nhấc tụ PC176 ra ngoài đo thì phát hiện tụ bị chập -> thay tụ PC176, cấp nguồn kết quả có 3V5V và kích nguồn máy hoạt động bình thường.
Lỗi crash game là gì? Cách để không bị crash khi chơi game
Lỗi crash game là gì? Tại sao máy cấu hình mạnh vẫn bị crash game? Bài này mình sẽ giải thich rõ ràng nguyên nhân và cách giải quyết.
1. Crash game là gì?
Crash có nghĩa là bị văng ra khỏi game, hiện tượng này thỉnh thoảng mới xảy ra chứ không xảy ra liên tục. Mới đầu thì chơi bình thường nhưng sau một thời gian là bị crash.
Do nó thỉnh thoảng mới bị nên rất khó kiểm tra, dưới đây là nguyên nhân.
2. Nguyên nhân crash game
Dưới đây là các suy đoán phổ biến về nguyên nhân crash game:
Do lỗi thiết bị hoặc các phần cứng không tương thích với nhau.
Do xung đột phần cứng với phần mềm.
Do lỗi driver (nếu do driver thì sẽ không chơi được hoặc văng khỏi game ngay khi vừa vào).
Do cài thiếu Directx và VC+.
Do nhiệt độ tăng cao (tản nhiệt kém).
Do thiếu RAM.
Do card đồ hoạt yếu.
Tất cả các nguyên nhân này đều có căn cứ, nhưng theo kinh nghiệm của mình nó không phải nguyên chính dẫn đến crash game.
Cấu hình máy mạnh lại chính là nguyên nhân
– Đầu tiên phải nói đến Windows:
Windows 10 và Windows 11 mặc định sẽ bật tính năng tiết kiệm năng lượng, nhằm tăng thời lượng Pin cho Laptop hoặc tiết kiệm điện cho máy tính bàn (PC). Theo đó, ổ cứng sẽ tự động chuyển sang trạng thái ngủ khi không được truy xuất dữ liệu trong một thời gian nhất định, chỉ khi truy cập thì nó mới được kích hoạt lại.
– Đối với PC cấu hình yếu và các game tuyến tính:
Hệ thống cần truy cập dữ liệu vào ổ cứng liên tục, nên nó không có cơ hội chuyển sang trạng thái ngủ, không bị crash game.
– Đối với PC cấu hình cao, các game hiện đại hoặc game sandbox (thế giới mở) như GTA V, FarCry 3, Minecraft:
Phần lớn dữ liệu được nạp vào RAM để tiết kiệm thời gian truy xuất. Nó ít truy cập dữ liệu từ ổ cứng hơn, nên ổ cứng sẽ chuyển sang chế độ ngủ.
Đến khi chuyển màn hoặc chuyển cảnh chơi với quy mô lớn thì nó mới cần truy cập dữ liệu từ ổ cứng. Đột nhiên phải phải truy xuất dữ liệu (nhất là lượng dữ liệu tương đối lớn) nó sẽ không đáp ứng kịp, sẽ gây ra độ trễ (mất khoảng 1.4 giây để chuyển từ trạng thái ngủ sang vận hành).
Làm cho hệ điều hành nhầm tưởng là game gây ra bất ổn phần cứng nên sẽ đánh văng ra (crash game) ngay lập tức. Với máy có CPU khủng nó còn crash nhanh hơn nữa.
Tắt System Restore cũng là nguyên nhân
System Restore là ứng dụng mặc định của Windows dùng để khôi phục dữ liệu khi bị lỗi Win, nhưng thật ra nó vừa nặng vừa dư thừa nên mọi người thường tắt nó đi. Chưa kể đối với PC gaming tắt System Restore còn có thể giúp tăng fps khi chơi game.
Ngược lại, System Restore nó lại có lợi ở chỗ là thỉnh thoảng nó sẽ chạy backup (sao chép dữ liệu dự phòng) làm cho ổ cứng hoạt động, gián tiếp giúp giảm tình trạng crash game.
Như vậy phải kích hoạt System Restore lên hay sao? Không cần luôn, mà hãy làm theo cách dưới đây.
3. Cách để không bị crash khi chơi game
Có một cách rất hay và hiệu quả, đó là tăng thời gian hoạt động của ổ cứng lên để nó không ngủ nữa.
Cách này sẽ làm máy hao điện (hoặc hao pin) hơn một chút, nhưng có thể khắc phục được tình trạng crash game. Đã chơi game thì có lẽ hiệu năng quan trọng hơn là tiết kiệm điện.
Hướng dẫn cách làm:
Mở Power Option
Chọn Change Plan Setting
Chọn Change Advance Power Setting
Mở thẻ đầu tiên Hask disk
Trong thẻ nhỏ Turn off hard fisk affter > đặt thời gian là 3600 (tức là 60 tiếng)
Bấm Apply > OK
Như vậy là ổ cứng của bạn sẽ luôn trong tình trạng Active (chạy liên tục), sẽ không bị crash khi chơi game nữa.
Eine Übersicht der Gewinnzahlen jeder Community helfen, um euch selbst Gedanken über eure Gewinnchancen zu machen. spieler ein Gewinne werden lediglich ausbezahlt, wenn jeder Spieler die Bonusbedingungen erfüllt. von uns Auch hinsichtlich der Zahlungsdaten müsst ihr euch keinerlei Gedanken machen. mit einem Ansonsten ist dieser kostenlose Casino Willkommensbonus ein sehr gutes Erlebnis. vulkan vegas