Bàn phím cơ cho lập trình viên

Top bàn phím cơ cho lập trình viên
Top bàn phím cơ cho lập trình viên

Một bàn phím tốt có thể tăng đáng kể năng suất làm việc, nhất là khi bạn phải gõ phím trong nhiều giờ. Dưới đây là top 7 bàn phím cơ cho lập trình viên.

Là một lập trình viên đã gõ code bằng nhiều loại bàn phím trong nhiều năm, mình thấy một chiếc bàn phím tốt phải có đủ hai điều kiện: Các nút phải nhạy và mang lại cảm giác thoải mái khi gõ.

Các bàn phím được khuyến nghị dưới đây đều có đủ hai điều kiện đó. Mặc dù chủ yếu là bàn phím chơi game, nhưng đừng lo bởi vì nhu cầu của game và lập trình rất giống nhau.

 

Razer BlackWidow Elite

Đây là bàn phím mình đánh giá cao nhất bởi vì nó mang lại trải nghiệm tuyệt vời: Các phím rất ổn định, vững, cảm giác chắc chắn, riêng phím cách có hơi lỏng lẻo nhưng không ảnh hưởng.

Khoảng cách giữa các phím vừa đủ, không bị quá chật và giúp giảm lỗi chính tả.

Bàn phím cơ Razer BlackWidow Elite
Bàn phím cơ Razer BlackWidow Elite

– Kết nối: Dây cổng USB.

– Công thái học: Tính công thái học tốt nhờ có gờ nâng nghiêng bàn phím và có phần nhựa kê tay (có thể tháo rời).

– Switch: Có các loại switch cam, vàng, xanh lá,… tạo cảm giác nhấn rất đã tay.

– Hiệu ứng: Tất cả các nút đều có đèn led RGB, rất hữu ích khi làm việc trong phòng tối. Bạn cũng có thể tùy chỉnh đèn tùy ý bằng phần mềm của hãng

– Tương thích: Phần mềm chỉnh led không cài được cho Mac và Linux. Các nút Scroll Lock và Pause Break không xài được trên Mac, nhưng vẫn xài được trên Linux.

– Nơi mua: https://kenhtinhoc.vn/ban-phim-co-razer-blackwidow-elite/

 

Razer BlackWidow V3 Pro

Có thể nói đây là chiếc bàn phím cơ không dây tốt nhất dành cho lập trình viên (trong hình có dây là dây cắm sạc). Kết hợp với một miếng lót chuột dài và bàn làm việc rộng rãi nữa thì càng tuyệt.

Bàn phím cơ Razer BlackWidow V3 Pro
Bàn phím cơ Razer BlackWidow V3 Pro

– Kết nối: Bằng USB hoặc Bluetooth.

Một điểm rất hay là bạn có thể kết nối cùng lúc tới 3 thiết bị, và hoán đổi bằng công tắc bên trái. Ví dụ bạn có một máy PC và một Laptop, bạn chỉ cần xài một bàn phím cho cả hai máy.

– Công thái học: Có miếng kê tay.

– Switch: Có switch Chery xanh lá và vàng.

– Macro: Được được trang bị các phím đa phương tiện và núm chỉnh âm lượng ở bên phải. Bạn có thể lập trình lại các nút này được luôn.

– Hiệu ứng: Tất cả các nút đều có led và có thể chỉnh bằng phần mềm Razer Synapse 3.

– Tương thích: Phần mềm chỉnh led chỉ cài được trên Windows. Nhưng bù lại bạn có thể lưu cấu hình led lên bàn phím luôn, nó vẫn hoạt động khi bạn cắm vô máy Mac hoặc Linux.

– Nơi mua: https://kenhtinhoc.vn/ban-phim-co-razer-blackwidow-v3-pro/

 

Keychron K6

Keychron K6 cũng là bàn phím cơ không dây (trong hình là dây sạc). Được thiết kế hướng tới sự tối giản thanh lịch, tạo cảm giác chắc chắn và thoải mái khi gõ.

Bàn phím chỉ lớn bằng 65% cho với các loại thông thường. Có các phím mũi tên nhưng không có bộ phím số bên phải (TenKeyLess) và không có các phím chức năng.

Bàn phím cơ Keychron K6
Bàn phím cơ Keychron K6

– Kết nối: Bằng Bluethooth với nhiều thiết bị cùng lúc.

– Công thái học: Bàn phím này hơi cao nên sẽ cần có thêm miếng kê tay.

– Switch: Nâu.

– Hiệu ứng: Có đèn led RGB.

– Pin: 4000mAh rất lâu hết pin, có đồ sạc kèm theo.

– Tương thích: Với cả Windows, Mac và Linux. Bạn còn có thể thay các bộ nút (keycap) khác nhau dành riêng cho Mac hoặc Windows.

– Nơi mua: https://kenhtinhoc.vn/ban-phim-co-keychron-k6/

 

ObinsLab Anne Pro 2

Cũng là bàn phím cơ không dây. Anne Pro 2 có kích thước chỉ bằng 60% các loại phím thông thường, chiếm ít không gian và cực kỳ tiện lợi khi mang ra ngoài.

Bởi vì thiết kế nhỏ gọn nên Anne Pro 2 cũng không có cách nút đa phương thiện, phím mũi tên, bộ phím số và bộ phím chức năng.

Bàn phím cơ ObinsLab Anne Pro 2
Bàn phím cơ ObinsLab Anne Pro 2

– Kết nối: Bằng Blutooth với cùng lúc 4 thiết bị, không xài USB.

– Công thái học: Không có miếng kê tay và chân nâng phím. Đây là nhược điểm.

– Switch: Có switch Cherry MX, Gateron và Kailh.

– Hiệu ứng: Có đèn led RGB nhưng phần mềm chỉnh led hơi khó xài.

– Nơi mua: https://kenhtinhoc.vn/ban-phim-co-obinslab-anne-pro-2/

 

Kinesis Freestyle Edge RGB

Bàn phím được tách ra làm hai để bạn có thể dời tới dời lui, các phím ổn định và cảm giác nhấn nhẹ dễ chịu. Không có cụm phím số (TenKeyLess).

Bàn phím tách rời của Kinesis Freestyle vừa là ưu điểm mà cũng là nhược điểm. Vì có thể bạn sẽ cần một chút để làm quen. Với lại  phím tách rời mà có dây thì hơi rườm rà.

Bàn phím cơ Kinesis Freestyle Edge RGB
Bàn phím cơ Kinesis Freestyle Edge RGB

– Kết nối: Dây cổng USB.

– Công thái học: Có miếng kê tay ở mỗi bàn phím (có thể tháo rời). Không có chân nâng phím, nhưng bạn có thể mua riêng gắn vô được.

– Switch: Chery MX nâu, đỏ, xanh dương và Speed ​​Silver (bạc). Nhưng hầu hết là Cherry MX Nâu, gõ nhẹ mà rất sướng tay.

– Macro: Có 8 phím macro chuyên dụng ở bên trái và có các các nút đa phuong tiện. Bạn cũng có thể lập trình lại các nút này tùy ý, có thể chỉnh trực tiếp trên bàn phím hoặc chỉnh bằng phần mềm đi kèm.

– Hiệu ứng: Có đèn led RGB.

– Tương thích: Tương thích với Windiws và Linux, riêng nút Pause không xì được trên Mac.

– Nơi mua: https://kenhtinhoc.vn/ban-phim-co-kinesis-freestyle-edge-rgb/

 

Corsair K100 RGB

Bàn phím Corsair K100 được làm bằng nhựa nguyên khối kết hợp với một tấm kim loại phía trên. Nó thật sự rất chắc chắn và rất ngầu.

Bàn phím cơ Corsair K100 RGB
Bàn phím cơ Corsair K100 RGB

– Kết nối: Dây cổng USB.

– Công thái học: Có đồ kê tay và chân nâng phím có thể điều chỉnh được.

– Switch: Cherry MX Speed gõ rất nhẹ và nhạy, không mỏi tay khi gõ lâu.

– Keycaps PBT double shot: Các chữ trên nút được đúc nhựa riêng chứ không phải in lên, vừa đẹp vừa bền.

– Macro: Có các phím macro chuyên dụng phía bên trái. Có núm chỉnh âm lượng, nút chuyển cấu hình và các phím đa phương tiện.

Bạn cũng có thể lập trình lại các phím này theo ý bạn bằng phần mềm Corsair iCUE.

– Hiệu ứng: Có đèn led RGB toàn bộ. Bạn cũng có thể chỉnh tùy ý bằng phần mềm Corsair iCUE.

– Nơi mua: https://kenhtinhoc.vn/ban-phim-co-corsair-k100-rgb/

 

Kết luận

Trên đây là top các bàn phím tốt nhất cho lập trình viên mà bạn nên trải nghiệm. Chúng ta dành nhiều giờ mỗi ngày để gõ phím, vì vậy đầu tư một chiếc bàn phím chất lượng cao là rất cẩn thiết và xứng đáng.

Trần Thành

1 thought on “Bàn phím cơ cho lập trình viên”

  1. Cảm ơn bài viết của anh! Anh viết bài về sự khác nhau và cách phân biệt các loại switch bàn phím cơ đi anh.

    Reply

Leave a Comment

Eine Übersicht der Gewinnzahlen jeder Community helfen, um euch selbst Gedanken über eure Gewinnchancen zu machen. spieler ein Gewinne werden lediglich ausbezahlt, wenn jeder Spieler die Bonusbedingungen erfüllt. von uns Auch hinsichtlich der Zahlungsdaten müsst ihr euch keinerlei Gedanken machen. mit einem Ansonsten ist dieser kostenlose Casino Willkommensbonus ein sehr gutes Erlebnis. vulkan vegas