Category: Học sửa Laptop

Tất cả giáo trình và tài liệu học sửa Laptop online. Dù là người mới học hay đã có nhiều năm kinh nghiệm, kho tài liệu này chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn.

  • Cầu phân áp và cách tính

    Cầu phân áp và cách tính

    Cầu phân áp và cách tính
    Cầu phân áp và cách tính

    Cầu phân áp là gì, nguyên lý hoạt động và ứng dụng như thế nào? Bài này mình sẽ giải thích chi tiết và hướng dẫn bạn cách tính cầu phân áp.

     

    Cầu phân áp là gì?

    Cầu phân áp điện trở (Voltage divider) là một mạch biến điện áp lớn thành điện áp nhỏ hơn. Nó là một trong những mạch đơn giản nhất trong điện tử, không cần dùng transistor hay mosfet gì cả.

    Nguyên lý: Cầu phân áp sử dụng 1 điện áp đầu vào, mắc nối tiếp 2 hoặc nhiều điện trở để hạ điện áp theo mong muốn.

    Ứng dụng:

    – Nó được ứng dụng làm cầu phân áp biến trở, có trong công tắc chỉnh tốc độ quạt trần. Hoặc làm mạch điện tử trong tủ lạnh, xe hơi, xe điện…

    – Trong laptop, cầu phân áp được ứng dụng vào những mạch hồi tiếp ổn định điện áp ra hoặc những khối nguồn có thể tăng giảm điện áp trong quá trình làm việc của laptop.

    Như vậy tác dụng của cầu phân áp hiểu đơn giản là dùng để hạ điện áp theo mong muốn một cách dễ dàng.

     

    Cách tính cầu phân áp

    Trong laptop, thường gặp nhất là cầu phân áp dùng 2 hoặc 3 điện trở. Dưới đây là công thức tính.

    Cách tính cầu phân áp dùng 2 điện trở:

    Dưới đây là sơ đồ cầu phân áp 2 điện trở. Nhiệm vụ của chúng ta là tính Vout.

    Sơ đồ cầu phân áp 2 điện trở
    Sơ đồ cầu phân áp 2 điện trở

    Vout là điện áp được đo tại 2 đầu điện trở R1 và R2. Để tính được Vout cần tính dòng (I) đổ qua mạch điện trước.

    Công thức: I = Vcc / (R1 + R2) Vout = I x R2

    Ví dụ: Trong mạch điện, bạn cần điện áp 5V từ nguồn cung cấp 19V.

    Thì bạn sử dụng cầu phân áp như sau:

    Ví dụ tính cầu phân áp 2 điện trở
    Ví dụ tính cầu phân áp 2 điện trở

    Có Vcc = 19v; R1 = 420K; R2 = 150K. Bây giờ mình sẽ tính Vout:

    I = Vcc / (R1 + R2) = 19 / (420 + 150) = 0.033 A

    Vout = I x R2 = 0.033 x 150 = 5V

     

    Cách tính cầu phân áp dùng 3 điện trở:

    Dưới đây là sơ đồ cầu phân áp 3 điện trở. Nhiệm vụ của chúng ta là tính Vout1 và Vout2.

    Sơ đồ cầu phân áp 3 điện trở
    Sơ đồ cầu phân áp 3 điện trở

    Muốn tìm được điện áp Vout1 và Vout2 thì phải tìm được dòng (I) đổ qua mạch điện.

    Công thức:

    I = Vcc / (R1 + R2 + R3)

    Vout1 = I x (R2 + R3)

    Vout2 = I x R3

    Ví dụ: Mình sẽ tính cầu phần áp trong mạch dưới đây.

    Ví dụ tính cầu phân áp 3 điện trở
    Ví dụ tính cầu phân áp 3 điện trở

    Có Vcc = 12V; R1 = 50K; R2 = 80K; R3 = 40K. Bây giờ mình sẽ tính Vout1 và Vout2:

    I = 12 / (50 + 80 + 40) = 0.07 A

    Vout1 = 0.07 x (80 +40) = 8.4V

    Vout2= 0.07 x 40 = 2.8V

     

    Phần mềm tính cầu phân áp

    Cách nhanh nhất là xài phần mềm chia cầu phần áp. Có cả phần mềm offline lẫn online.

     

    Phần mềm Offline:

    – Tải phần mềm: Bạn có thể tìm trên mạng rất nhiều.

    Ví dụ tính cầu phân áp 2 điện trở.

    Có Vin = 19v; R1 = 420K; R2 = 150K. Bây giờ cần tính Vout.

    Bạn chỉ cần điền đúng thông số vào phần mềm rồi bấm Vout, nó sẽ tự tính cho bạn. Như hình dưới:

    Phần mềm tính cầu phần áp (Vout)
    Phần mềm tính cầu phần áp (Vout)

    Phần mềm này còn có thể tính điện trở cầu phân áp.

    Ví dụ: Có Vin = 15V; R2 = 150K; Vout = 5V. Bây giờ nếu muốn tính R1.

    Thì bạn cũng chỉ cần điền thông số vào rồi bấm R1 là có kết quả. Như hình dưới:

    Phần mềm tính cầu phần áp (điện trở)
    Phần mềm tính cầu phần áp (điện trở)

     

    Phần mềm Online: Phần mềm này cách tính cũng giống như phần mềm Offline (Không còn dùng được nữa).

  • ROM BIOS là gì

    ROM BIOS là gì

    ROM BIOS là gì
    ROM BIOS là gì

    Bài này mình sẽ giới thiệu tổng quát về ROM BIOS, cách nó hoạt động, dấu hiệu lỗi và cách tải những chương trình BIOS tốt nhất.

     

    ROM BIOS là gì

    – ROM (Read Only Memory) là IC nhớ, nó chỉ có chức năng đọc chứ không cho phép ghi.

    – BIOS (Basic Input/Output System) là hệ thống nhập xuất cơ bản, nó chính là firmware của máy tính. Bản chất là một nhóm lệnh lưu trự trong một chip firmware nằm trên bo mạch chủ (motherboard). BIOS được sử dụng lần đầu tiên trên hệ điều hành CP/M vào năm 1975.

    Ngày nay các BIOS được thiết kế dưới dạng Flash ROM, nghĩa là có thể thay đổi nội dung một cách linh hoạt, bằng chính các chương trình do các nhà sản xuất viết ra.

    ROM BIOS PMC Flash và PhoenixBios
    ROM BIOS PMC Flash và PhoenixBios
    ROM BIOS Winbond
    ROM BIOS Winbond

     

    Vai trò của BIOS

    – Khởi động máy tính.

    – Thiết lập BIOS hoặc CMOS: Cho phép định cấu hình cài đặt phần cứng, bao gồm cài đặt hệ thống như: Mật khẩu máy tính, thời gian và ngày.

    – Kiểm tra các thành phần của máy tính khi mới khởi động xem chúng có hoạt động hay không, như: Các thiết bị bộ nhớ, bo mạch chính, card màn hình, ổ cứng, bàn phím, chuột,…

    – Xác định vị chí hệ điều hành và chuyển giao quyền điều khiển cho hệ điều hành.

    – Khi hệ điều hành đã hoạt động. BIOS tiếp tục làm việc với bộ xử lý (command.com) để giúp các chương trình phần mềm truy xuất các thiết bị của máy tính.

    Như vậy kể từ khi bật máy cho đến khi tắt máy, BIOS luôn luôn hoạt động, nó là trung gian giữa phần mềm và phần cứng nên chi phối khá nhiều hoạt động của máy.

     

    Biểu hiện khi máy bị lỗi chương trình BIOS

    Dưới đây là các dấu hiệu lỗi BIOS thường gặp nhất:

    – Máy không khơi động được, do IC-ROM bị hỏng nên không thể nạp BIOS được.

    – Bật nguồn , quạt tản nhiệt có quay nhưng máy không lên màn hình, không có thông báo lỗi.

    – Khi khởi động, loa trong phát ra những âm thanh lạ (có tiếng bíp ngắt kêu liên tục) hoặc nháy đèn Caps Lock.

    – Máy không nhận cổng kết nối ổ cứng (SATA) hoặc không nhận bàn phím, chuột,…

    – Máy đủ nguồn nhưng không xuất được màn hình.

     

    Cách tải các chương trình BIOS

    – Phần mềm Update BIOS: Do các nhà sản xuất Mainboard cung cấp, có thể tải ở trang của hãng. Lưu ý: Các chương trình này dùng để Update nâng cấp mainboard để nó có thể hỗ trợ các thiết bị mới hơn chứ không phải để sửa mainboard hỏng (do lõi BIOS).

    – Phần mềm nạp BIOS (để sửa mainboard lỗi): Phổ biến nhất là RT809F, RT809H,… để nạp những file BIOS còn tốt vào file BIOS lỗi.

    – Cách để có file BIOS tốt nhất là:

    1. Chép từ những máy đang hoạt động bình thường có mainboard cùng chủng loại.

    2. Tải từ các diễn đàn.

    3. Có thể ClearMe hoặc Fix file BIOS gốc của máy.

     

    Ví dụ ROM BIOS máy Dell Inspiron 5543:

    ROM BIOS máy Dell Inspiron 5543
    ROM BIOS máy Dell Inspiron 5543
    ROM BIOS máy Dell Inspiron 5543
    ROM BIOS máy Dell Inspiron 5543

    Trong trường hợp này ROM BIOS giao tiếp với Chipset Nam (Tích hợp trong CPU).

    Mô tả các chân:

    STT Các chân Mô tả
    1 CS# Lệnh chọn Chip.
    2 DO (IO1) Dữ liệu tuần tự đi ra.
    3 WP# (IO2) Chân bảo vệ ghi khi chân này đấu Mass, khi xóa IC cần đưa chân này lên tới điện áp 9,5V – 10,5V.
    4 GND Chân tiếp Mass.
    5 DI (IO0) Dữ liệu tuần tự đi vào.
    6 CLK Xung Clock vào.
    7 HOLD# (IO03) Giữ, tạm dừng các thiết bị mà không cần bỏ chọn thiết bị.
    8 VCC: Chân cấp nguồn 3,3V.
  • IC, IO và Chipset tương đương

    IC, IO và Chipset tương đương

    IC, IO và Chipset tương đương (bảng tra cúu)
    IC, IO và Chipset tương đương (bảng tra cúu)

    Dưới đây là bảng tra cứu IC, IO và Chipset tương đương, để dễ tìm kiếm và thay thế IC. Bao gồm cả tl084, 4558, 4558, str-w6754, 51123, lm358, 5532, 6554,…

     

    Bảng tra cứu IC tương đương

    STT IC Tương đương Có trong
    1 ITE8502E ITE8512E
    2 ITE8512E KXS ITE8512E KXO
    3 IT8500E IT8502E Asus K501J
    4 IT8502E IT8500E Asus K40AB, K40C, K50C, K50AB
    5 IT8502E IT8512E Asus K501J
    6 IT8512E IT8500 Acer 6920
    7 IT8511TE-BXS IT8510TE-GXA Asus X51R/RL
    8 KB3310QF A0 KB3310QF B0 Asus All-in-One PC ET1602C
    9 KB3310QF A1 KB3926QF A2 Quanta AT3
    10 KB3926QF C0 KB926QF D3 HP DV5
    11 KB3926QF C0 KB3926QF D2 HP COMPAQ CQ61, CQ71 (Quanta OP6, QT6)
    12 KB3930QF A2 KB930QF A1 HP Pavilion G4, G6, G7 (Quanta R23)
    13 KB926QF B1 KB926QF C0 Acer Aspire 5315 5720 7720 (Compal LA-3551P)
    14 KB926QF B1 KB926QF D3 Acer Aspire 5252 5552 (Compal LA-6552P)
    15 KB926QF D3 KB926QF C0 Lenovo G550 (Compal LA-5082P)
    16 KB926QF E0 KB926QF C0 Toshiba Satellite A665 (Compal LA-6061P)
    17 KB926QF E0 KB926QF D3 Acer Emachines em350 (Compal LA-6311P)

    Lenovo G555 (LA-5972P)

    18 KB926QF E0 KB926QF D2 Acer Aspire AOD255 (Compal LA-6421P)
    19 KB3310QF C1 KB3310QF B0 Asus EeePC 900
    20 KB3926QF A1 KB3926QF A2 HP Pavilion DV 6700 (Quanta AT3)
    21 SMSC KBC1098 SMSC MEC1308
    22 J493 (G966-93) RT9018B Dell Vostro 1015
    23 KB926QF D3 KB926QF
    24 WPCE773 WPCE775
    25 WPC8763LDG WPC8769LDG Acer Extensa 4620 4220 (WistronBiwa)

    Aspire 5920G (Quata ZD1)

    26 WPC8769LA0DG WPC8769LDG Alienware M15x – Quanta MX3 (Maddog 2.5)
    27 WPCE773 WPCE775
    28 NPCE781LA0DX NPCE781BA0DX Acer 4745 4820T (Quanta ZQ1)
    29 NPCE795GA0DX NPCE795LA0DX Acer Aspire 8951G (Quanta ZYG)
    30 RT8205A TPS51125
    31 RT8205 RT822322
    32 RT8206B ISL62373
    33 RT8209A FH=CG

    FH=EE

    FH=CC

    FH=DD

    FH=CL

    FH=8JFH

    34 RT8204C RT8204BGQW (FR=AH, FR=AM)

    H6=CH

    H6=CB

    H6=CG

    H6=BE

    H6=CC

    35 RT8223 51123
    36 ISL62366 RT8206A
    37 ISL6268 APW7318
    38 TPS51117 RT8209B

    AO=BM

    AO=CD

    AO=CA

    AO=BG

    AO=CB

    AO=BL

    AO=BH

    39 TPS51116 RT8207
    40 ISL6227 APW7108
    41 TPS51125 RT8205B

    UP6182

    42 TPS51125A RT8205BGQW

    CK=CD C47

    43 TPS51123 RT8223M

    UP1585QQAG (20=el, 20=df, 20=ef, rt8223p)

    RT8223BGQW

    RT8223B

    DS=CC

    DS=CD

    DS=CE

    DS=CF

    DS=BJ

    DS=BK

    44 ISL6237 MAX17020

    MAX8778

    TPS51427

    RT8206B

    45 ISL88731 BQ24745
    46 ISL6266 ISL6262
    47 ISL62883 ISL62882
    48 ISL62883 ISL628823
    49 MEC1300-NU MEC1308-NU Samsung R530 (BREMEN-L3, BREMEN-L4)

    Samsung R519 (BONN-L)

    50 MAX1908 MAX8724
    51 MAX8734A RT82032
    52 SN10504 SN0608098 RHBR
    53 PM6686 TPS17020

    ISL6236

    RT8206A

    54 W8769 W8763
    55 SN608090 ISL6236

    51427

    RT8206B

    56 ALC660 ALC883
    57 P2805MF G5933
    58 CJ CL 40W

    TPS51125

    59 UP1585QQAG TPS51123A

    RT8223P

    RT8223BGQW

    RT8223B

    DS=CC

    DS=CD

    DS=CE

    DS=CF

    DS=BJ

    DS=BK

    60 U1585QQAG (EM=EC) 51123A

    RT8223P (EQ=XX)

    61 RT8207 DH=CH

    DH=CA

     

    Bảng tra cứu Chipset tương đương

    STT Chipset Tương đương
    1 G86-631-A2 G86-621

    G86-620

    G86-630

    G86-603

    G86-920

    2 G86-920-A2 G86-921-A2
    3 GF-GO7200-N-A3 GF-GO7300T-N-A3
    4 GF-GO7300-N-A3 GF-GO7300T-N-A3
    5 GF-GO7400-N-A3 GF-GO7400T-N-A3
    6 QD-NVS-110M-N-A3 QD-NVS-110MT-N-A3
    7 G86-740-A2 G86-741-A2
    8 GM45 GL40
    9 HM55 HM57
    10 HM65 HM67
    11 216-8018 216-8020
    12 216-4026 216-4024
    13 216-4024 216-4022
    14 216PABGA13F 216PACGA14F
    15 216PBCGA15FG 216PBCGA15F
    16 216QMAKA14FG 216RMAKA14FG
    17 216MJBKA15FG 216MJBKA11FG
    18 216PNAKA13FG 216PMAKA12FG
    19 216PQAKA12FG 216PQAKA13FG
    20 216PQAKA13FG 216PQAKA12FG
    21 216PMAKA13FG 216PMAKA12FG
    22 216PLAKB26FG 216PLAKB24FG
    23 216CPIAKA13FL 216CPIKA13F
    24 216BS2BFA22H 216BS2BFB23H
    25 216MSA4ALA12FG 216MCA4ALA12FG
    26 216MPA4AK21HK 216MPA4AKA22HK
    27 216-0674024 216-0674026
    28 216-0707007 216-0707001
    29 216-0707001 216-0707011
    30 216-0707005 216 -0707009
    31 216-0772003 216-0772000
    32 218S4PASA14G 218S4PASA13G
    33 218S4EASA31HK 218S4EASA32HK
    34 215NSA4ALA12FG 216MSA4ALA12FG
  • Sơ đồ nguyên lý mạch sạc Pin laptop

    Sơ đồ nguyên lý mạch sạc Pin laptop

    Sơ đồ nguyên lý mạch sạc Pin laptop
    Sơ đồ nguyên lý mạch sạc Pin laptop

    Sơ đồ nguyên lý mạch sạc Pin Laptop gồm 2 phần: Mạch sạc và mạch điều khiển sạc. Dưới đây là phân tích chi tiết cách 2 mạch này hoạt động.

    Tùy mỗi máy sẽ có sơ đồ mạch sạc khác nhau, nhưng cách hoạt động cũng tương tự nhau. Nên mình sẽ phân tích một dòng máy làm ví dụ, dưới đây là máy HP DV4-CQ4-CQ45.

    Phân tích nguyên lý mạch sạc Pin Laptop

    Sơ đồ nguyên lý mạch sạc Pin Laptop
    Sơ đồ nguyên lý mạch sạc Pin Laptop

    – Khi điện áp VIN > 17,8V thì điểm giữa hai trở PR131 và PR135 có điện áp > 1,24V, lúc đó điện áp ngõ vào (+) lớn hơn điện áp ngõ vào (-) của IC khuếch đại thuật toán PU102A => điện áp ngõ ra sẽ có mức cao.

    – Nếu lệnh FSTCHG từ IC điều khiển nguồn có mức cao thì đèn PQ113 dẫn => tín hiệu FSTCHG# có mức thấp.

    – Kết hợp chân G đèn PQ112 có mức cao với chân S có mức thấp nên đèn PQ112 dẫn => lệnh CHGEN# có mức thấp, điện áp này điều khiển vào chân 1 của IC BQ24740 cho phép mạch sạc hoạt động.

     

    Phân tích mạch điều khiển sạc Pin Laptop

    Sơ đồ mạch điều khiển sạc Pin Laptop
    Sơ đồ mạch điều khiển sạc Pin Laptop

    – Sau khi lệnh CHRGEN# ở mức thấp cho phép mạch sạc hoạt động, IC sạc đã sẵn sàng hoạt động, tuy nhiên mạch còn phụ thuộc vào các lệnh điều khiển từ IC điều khiển nguồn (SIO) KB926 đưa tới.

    – Từ chân PIN báo về IC điều khiển nguồn thông qua các chân SMB_EC_DA1SMB_EC_CL1 cho biết dung lượng của Pin, và báo về tín hiệu BATT_TEMP cho biết nhiệt độ của Pin.

    – IC điều khiển nguồn sẽ phân tích rồi cho ra các tín hiệu điều khiển đưa sang IC dao động sạc BQ2740.

    – Lệnh VCRT sẽ điều khiển cho mạch sạc hoạt động, nâng điện áp sạc lên cao hơn điện áp V.BAT để tạo ra dòng điện sạc vào Pin.

    – Dòng sạc vào Pin được theo dõi thông qua điện trở cảm biến rồi cho báo về IC điều khiển thông qua các chân IADAPT (phía IC dao động sạc) và chân ADPI (phía IC điều khiển).

    – IC điều khiển phân tích dòng sạc rồi điều chỉnh dòng sạc qua lệnh IREF (phía IC điều khiển) và SRSET (phía IC dao động sạc).

    – Đồng thời IC điều khiển cũng truyền sang IC sạc tín hiệu thiết lập ngưỡng dòng điện tối đa để ngắt đường nguồn Adapter nhằm bảo vệ Adapter không bị quá tải khi máy hoạt động ở chế độ sạc Pin.

    – Khi Pin đầy hoặc Pin bị quá nhiệt, thông qua các tín hiệu gửi về từ chân Pin đến IC điều khiển, IC sẽ ngắt lệnh sạc VCTR để bảo vệ Pin.

    – Nếu dùng Adapter có điện áp thấp dưới 17,8V thì lệnh CHRGEN# sẽ có mức cao, khi đó IC sạc sẽ không hoạt động.

    – Nếu chân FSTCHG (chân 89) của IC điều khiển KB926 có mức thấp thì lệnh CHRGEN# sẽ có mức cao và IC sạc cũng không hoạt động.

     

    Kết luận

    Trên đây là nguyên lý mạch sạc Pin Laptop bao gồm mạch sạc và mạch điều khiển sạc. Có nhiều bạn hỏi về nguyên lý sạc Pin 18650 và Pin laptop Dell, bạn có thể dựa theo bài này để phân tích mạch sạc của nó, cũng như của các dòng mày khác. Nếu vẫn không ra thì hãy để lại phản hồi bên dưới bài này nhé, mình sẽ giải đáp giúp bạn.

Eine Übersicht der Gewinnzahlen jeder Community helfen, um euch selbst Gedanken über eure Gewinnchancen zu machen. spieler ein Gewinne werden lediglich ausbezahlt, wenn jeder Spieler die Bonusbedingungen erfüllt. von uns Auch hinsichtlich der Zahlungsdaten müsst ihr euch keinerlei Gedanken machen. mit einem Ansonsten ist dieser kostenlose Casino Willkommensbonus ein sehr gutes Erlebnis. vulkan vegas